Kinh nghiệm xin thực tập, thuê nhà khi du học Australia

Nhiều sinh viên Việt Nam khi du học rất quan tâm tìm kiếm vị trí thực tập sinh trong các công ty. Đây vừa là cách tích lũy kinh nghiệm làm việc, vừa có thêm thu nhập, với một số ngành học là yêu cầu bắt buộc để tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc xin thực tập ở công ty của Australia không dễ với du học sinh Việt Nam.

 

Các trường đại học ở Australia thường hỗ trợ sinh viên tìm kiếm vị trí thực tập trong các doanh nghiệp liên kết với trường. Tuy vậy, như Đại học Macquarie nơi Nguyễn Thị Ngọc Minh theo học, phần lớn bạn "Tây" chiếm được cơ hội này do nhà tuyển dụng hạn chế nhận sinh viên châu Á. Ngọc Minh phải rải đơn xin việc ở rất nhiều trang giới thiệu việc làm mới may mắn được một doanh nghiệp nhận thực tập. "Tại đó, em là người châu Á duy nhất làm về marketing, còn lại toàn người bản địa", Minh kể trong tọa đàm ngày 12/1.

du-hoc-sinh-australia

Nguyễn Thị Ngọc Minh, sinh viên Đại học Macquarie (Australia)


Việc hoạt động sôi nổi trong hội sinh viên khi du học đại học tại Vương quốc Anh, hay tổ chức sự kiện cộng đồng khi về Việt Nam, cũng giúp Tô Hồng Ngọc (học viên cao học Đại học Sydney) thuận lợi hơn khi xin làm thực tập sinh. Sau khi tham gia một chương trình của trường, chứng minh khả năng, Ngọc được giới thiệu vào những vị trí thích hợp cho công ty liên kết với đại học. Em làm marketing, lên kế hoạch gây quỹ cho bệnh nhi chữa trị tại một bệnh viện của Australia. Lần thực tập khác là tại công ty di trú và nhập cư. Kinh nghiệm của nữ sinh Đại học Macquarie là "làm hồ sơ thật nổi bật giữa hàng nghìn đơn xin việc". Nhà tuyển dụng Australia rất coi trọng thành quả ứng viên đạt được ở các công việc trước đó. Vì thế, phần giới thiệu bản thân, thay vì chỉ liệt kê việc đã làm, Minh nhắc về cách đã thực hiện công việc đó, hiệu quả mang lại ra sao... Nữ sinh không quên thông tin về các hoạt động xã hội từng tham gia, kỹ năng mềm, vốn được người Australia rất quan tâm. Đơn xin việc của Minh không dán ảnh để tránh phân biệt chủng tộc.

"Việc tham gia hoạt động ở trường, hội du học sinh... mang đến cho mình nhiều mối quan hệ và lời giới thiệu công việc thú vị như phiên dịch cho đoàn đại biểu Việt Nam sang làm việc tại Australia", Hồng Ngọc nói, khuyên du học sinh tích cực hoạt động xã hội. Kết quả học tập tốt sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy năng lực và trách nhiệm của bạn với công việc.

du-hoc-australia

Tô Hồng Ngọc - học viên cao học Đại học Sydney (Australia)


Với du học sinh, việc chuyển nhà nhiều lần khó tránh khỏi. Sinh viên Việt ở Australia thường vào một số trang môi giới để tìm thuê nhà và không ít người bị lừa. Nguyễn Thị Ngọc Minh (Đại học Macquarie) từng được mời chào căn hộ chỉ cho nữ thuê, ở chung phòng. Khi tới nơi, em phát hiện thấy một anh người Ấn Độ đang ở đó. Một du học sinh khác được môi giới đến ở homestay tại thủ đô Canberra nhưng đến nơi lại bị chủ nhà từ chối vì thiếu giấy tờ.Thuê nhà không qua trung gian để được luật pháp đảm bảo quyền lợi

Việc thuê nhà qua các trang môi giới, theo thạc sĩ Luật thương mại (Đại học Melbourne, Australia) - Đỗ Gia Thắng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giữa thực tế và lời giới thiệu trên website về vị trí căn hộ, tình trạng sử dụng, nội thất, an ninh... đôi khi rất khác biệt. Do đó, nếu không dành thời gian trực tiếp đến xem trước khi thuê, bạn có thể phải hối tiếc.

Cách thuê nhà an toàn nhất cho các bạn trẻ Việt Nam sang du học là không qua môi giới. Anh Thắng nói cách này khó, mất thời gian hơn do phải chứng minh năng lực tài chính, nhưng người thuê được luật pháp đảm bảo quyền lợi. "Luật của Australia quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người cho thuê nhà với người thuê. Ở Australia không phải chủ nhà đuổi đi là ta phải xách vali ra. Các bạn nên tìm hiểu luật để đảm bảo quyền lợi của bản thân", anh Thắng nói.

Du học sinh khuyên rằng khi thuê nhà nên tìm nơi có vị trí thuận tiện để bắt được phương tiện giao thông công cộng, gần siêu thị hoặc trung tâm thương mại, gần trường. Nguyễn Dương Nguyên (Đại học La Trobe) trong lần đầu thuê nhà đã ở nơi cách trạm xe buýt 20 phút đi bộ nên sau đó phải chuyển chỗ. Nguyễn Thị Ngọc Minh (Đại học Macquarie) cũng phải đi bộ rất xa mới tới được trạm xe. Nhà cách xa siêu thị, nữ sinh phải mua đồ ăn dự trữ cho cả tuần để không phải mất công di chuyển.

Tư vấn Du học và Đào tạo Dream World

Quý phụ huynh và học sinh quan tâm và còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến ngành học, trường học, du học các nước, học bổng, visa,... xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của Dream World sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Gọi đến Tổng đài miễn phí cước gọi (84-24) 3535 3399 - 0912 696 726