Con đường trở thành nhà khởi nghiệp từ các đại học ở Mỹ - Học bổng tới $80,000
Các đại học tại Mỹ và môi trường thực tiễn vô cùng sôi động, nhiều cơ hội ở 'cường quốc kinh tế' của thế giới cung cấp nhiều chương trình học bậc Đại học và Thạc sĩ, thực tập, kết nối mạng lưới, nhận hỗ trợ và tư vấn,... cho sinh viên Kinh doanh và Khởi nghiệp, đồng thời giúp bạn tích lũy kỹ năng và phẩm chất để thành công trên con đường khởi nghiệp, hoặc trở thành một ứng viên sáng giá trong mắt các nhà tuyển dụng.
“Entrepreneur” là ai và làm thế nào để sinh viên trở thành nhà khởi nghiệp? Từ “entrepreneur” có nhiều nghĩa: người bắt đầu một công việc kinh doanh mới, hoặc người phát minh và phát triển những ý tưởng mới. Về bản chất, các doanh nhân nhìn thấy một vấn đề cần giải quyết và họ nghĩ ra cách để giải quyết vấn đề đó. Và tin tốt là, bằng cách phát triển các kỹ năng phù hợp, bạn cũng có thể trở thành doanh nhân và chọn kiểu doanh nhân mà bạn muốn trở thành.
- Các doanh nhân kinh doanh nhỏ, chẳng hạn như chủ sở hữu của một cửa hàng quà tặng hoặc công ty thiết kế cảnh quan, tập trung vào việc hỗ trợ gia đình của họ và có thể thuê một vài nhân viên.
- Các doanh nhân tạo ra các công ty khởi nghiệp thường kinh doanh về một ý tưởng/sản phẩm hoàn toàn mới và có tiềm năng mở rộng quy mô kinh doanh của họ, nhưng cần có nguồn vốn đầu tư mạo hiểm lớn để khởi đầu.
- Các doanh nhân có thể tập trung vào một mục tiêu cụ thể, giống như các doanh nhân tại doanh nghiệp xã hội tin vào việc làm điều tốt cho cộng đồng và tạo ra lợi nhuận.
- Ngay cả những người không muốn bắt đầu kinh doanh cũng có thể rèn luyện phẩm chất kinh doanh để tăng cường giá trị của họ tại nơi làm việc.
Đối với sinh viên quốc tế muốn trở thành một “entrepreneur”, học tập tại Hoa Kỳ là một quyết định tuyệt vời. Đứng thứ hai trên thế giới về tinh thần kinh doanh, Hoa Kỳ được biết đến là nơi cung cấp nhiều cơ hội học tập và rèn luyện trong môi trường thực tế rất sôi động.
1/ Học ngành Entrepreneurship tại các đại học ở Mỹ
Nhiều trường đại học Hoa Kỳ cung cấp chuyên ngành “Entrepreneurship”, hoặc các chương trình MBA có chuyên sâu về Entrepreneurship. Các chương trình này cung cấp cho bạn các kỹ năng quản lý và quản lý kinh doanh bên cạnh những trải nghiệm thực tế, chương trình thực tập,… giúp bạn chuẩn bị cho nghề nghiệp, điều hành và phát triển doanh nghiệp của riêng mình.
Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải học ngành Entrepreneuship mà có thể chọn chuyên ngành phụ/chuyên ngành con về Entrepreneurship, cho phép bạn theo đuổi ngành học mà không cần liên quan đến kinh doanh. Ví dụ: một sinh viên Nghệ thuật có thể lấy bằng về nghệ thuật với chuyên ngành phụ về kinh doanh, giúp bạn có những kỹ năng cần thiết để mở phòng trưng bày của riêng mình hoặc kinh doanh trong lĩnh vực nghệ thuật/thiết kế. Hoặc bạn học kép chuyên ngành khoa học máy tính (computer science) và khởi nghiệp (entrepreneurship) với mục tiêu xây dựng doanh nghiệp của riêng mình chuyên phát triển các chương trình phần mềm chẳng hạn.
Sinh viên tại Mỹ sẽ có cố vấn học tập để nhận được hỗ trợ và định hướng, để đảm bảo rằng bạn có thể tham gia chương trình học phù hợp để theo đuổi mục tiêu của mình, ngoài ra sẽ gợi ý cho bạn về các hoạt động bạn nên tham gia để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng, chẳng hạn như thực hiện dự án của mình tại studio khởi nghiệp, tham gia cuộc thi hoặc đi thực tập sẽ giúp bạn xây dựng kỹ năng kinh doanh của mình.
2/ Phẩm chất của doanh nhân thành đạt
Có một ý tưởng tốt mới chỉ là khởi đầu. Các doanh nhân phát triển ý tưởng, thiết kế hoặc sản xuất sản phẩm và huy động vốn; họ lập kế hoạch và thực hiện các bước mà họ tin rằng sẽ giúp họ xây dựng doanh nghiệp và đạt được mục tiêu của mình.
Việc xây dựng một doanh nghiệp hoặc tạo ra một sản phẩm có thể có hậu quả tiềm ẩn, hoặc tệ hơn là thất bại. Các doanh nhân thường thất bại trong quá trình kinh doanh. Điều quan trọng là xem xét những gì có thể học được từ mỗi thất bại; và họ xác định các bước tiếp theo để khắc phục và tiếp tục hướng tới mục tiêu của mình.
Thực hiện các thay đổi trong suốt quá trình, dựa trên những gì học được, đòi hỏi sự sáng tạo. Mặc dù sự sáng tạo giúp ích cho các doanh nhân theo những cách khác nhau, không chỉ là ý tưởng kinh doanh, mà còn là giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Khi người khác có thể từ bỏ một nhiệm vụ khó khăn hoặc phức tạp, một doanh nhân sẽ xem xét vấn đề từ mọi góc độ để tìm ra nhiều giải pháp khác nhau. Nó đòi hỏi thêm động lực, sự kiên trì và sự gan góc để trở thành một doanh nhân thành đạt.
Biết khi nào cần giúp đỡ và nhờ ai giúp đỡ là những kỹ năng quan trọng khác. Các doanh nhân cần biết khi nào họ đã vượt qua một vấn đề hoặc có thể cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Họ cũng biết chuyên môn của mình nằm ở đâu và đâu không phải là lĩnh vực thế mạnh của mình. Các doanh nhân thành đạt xây dựng các mạng lưới rộng lớn – mỗi người trong mạng lưới đó sẽ đem lại cái nhìn sâu sắc hoặc kiến thức chuyên môn trong những lĩnh vực mà doanh nhân đó không phải là chuyên gia.
Thời điểm hoàn hảo để phát triển những phẩm chất này là khi bạn còn là sinh viên tại một trường đại học Hoa Kỳ, bất kể bạn dự định sau khi tốt nghiệp. Những phẩm chất này sẽ giúp bạn gia tăng giá trị của bản thân tại bất kỳ tổ chức nào, ở bất kỳ vị trí nào. Nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên không ngừng tìm cách cải thiện quy trình và hành động để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Những đại học hàng đầu để học Entrepreneurship tại Mỹ
Đại học Utah (chi tiết về trường tại: University of Utah: cơ hội phát triển tại khu vực công nghệ hàng đầu tại Mỹ - Dream World)
Được xếp hạng trong top 10 cho các chương trình đại học và hạng 12 cho các chương trình Khởi nghiệp ở bậc sau đại học theo US News & World Report 2023, Đại học Utah là cái nôi của Lassonde Studio - là một trung tâm đổi mới, nơi tất cả sinh viên, bao gồm cả sinh viên quốc tế, có thể khởi động các công ty khởi nghiệp và lên ý tưởng dự án cho các sản phẩm mới. Trường cũng lọt Top 50 về Kinh doanh.
Có rất nhiều cơ hội để kết nối với các doanh nhân thông qua Câu lạc bộ Doanh nhân và các nhóm tập trung hơn như Food Entrepreneur (dành cho những sinh viên muốn thâm nhập vào ngành thực phẩm) và Arts Entrepreneur (để giúp các sinh viên khai thác lĩnh vực kinh doanh nghệ thuật/thiết kế).
Đối với sinh viên Kỹ thuật, trường mang đến cơ hội có được Chứng chỉ Engineering Entrepreneurship. Thông qua chương trình này, bạn hiểu được cách các giải pháp kỹ thuật phù hợp với môi trường kinh doanh, cũng như các kỹ năng cần thiết để thành lập công ty của riêng bạn.
Học phí: $33,770/năm
Học bổng: $5,000/năm
Đại học Illinois Chicago UIC(chi tiết tại: Vì sao sinh viên Dream World chọn Đại học Illinois Chicago? - Dream World)
UIC - Top 100 đại học hàng đầu nước Mỹ và Top 100 ngành Kinh doanh - có một số chương trình dành cho các doanh nhân tương lai, bắt đầu với Chương trình Hỗ trợ Doanh nhân UIC. Cho dù bạn có một ý tưởng hoàn toàn mới hay một doanh nghiệp đã thành lập mà bạn muốn mở rộng quy mô, chương trình sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn trực tiếp với các chuyên gia kinh doanh giàu kinh nghiệm. Những chuyên gia này có thể giúp bạn thực hiện các nhiệm vụ như xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh trên thị trường thực tế, đăng ký bằng sáng chế và xin tài trợ.
Văn phòng Quản lý Công nghệ (OTM) của trường là một hỗ trợ khác dành cho sinh viên, cung cấp các bài học kiến thức về khởi nghiệp, cũng như sổ tay dành cho các nhà khởi nghiệp.
UIC cũng có chương trình Cử nhân ngành Entrepreneurship.
Học phí: $32,210/năm
Học bổng: tới $8,000/năm
Đại học Louisiana State (LSU)
Tại LSU, sinh viên đại học có thể theo đuổi bằng kép về kinh doanh và bất kỳ chuyên ngành nào khác từ bất kỳ khoa nào. Nhưng cho dù bạn chọn học gì tại LSU, bạn sẽ được hỗ trợ từ Vườn ươm Sinh viên (Student Incubator) tại LSU Innovation Park and Louisiana Business & Technology Center (LBTC).
Vườn ươm sinh viên LSU hỗ trợ từ bước đầu tiên là tạo một kế hoạch kinh doanh. Trong suốt quá trình, bạn sẽ được tư vấn trực tiếp để đảm bảo rằng bạn đã đi đúng hướng và kiên định với con đường đó.
Ngoài những hỗ trợ tư vấn được cá nhân hóa giúp bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình, bạn có quyền ra vào 24/7 vào không gian làm việc chung, và tư vấn về hoạt động marketing, tài chính và kinh doanh nói chung. Có lẽ một trong những khía cạnh có giá trị nhất của không gian Vườn ươm này là mạng lưới các chuyên gia kinh doanh và cố vấn mà bạn có thể kết nối.
Học phí: $29,700/năm
Học bổng: $7,000 cho năm đầu
Đại học Dayton (chi tiết tại: Học phí sau học bổng chỉ từ $17,000/năm tại trường Top 50 Kỹ thuật và Kinh doanh của Mỹ - Dream World)
Đại học Dayton có một chương trình khởi nghiệp danh giá, được xếp hạng trong Top 50 chương trình khởi nghiệp hàng đầu trên toàn quốc và các doanh nghiệp do sinh viên điều hành lớn thứ #6 tại Mỹ có tên Flyer Enterprises. Hơn 200 sinh viên làm việc trong 12 bộ phận của Flyer Enterprises. Sinh viên có thể làm việc tại các vị trí từ cộng tác viên bán hàng đến Giám đốc điều hành trong thời gian học tại Đại học Dayton.
Trường đại học cũng tổ chức Cuộc thi Flyer Pitch hàng năm, trao giải thưởng tiền mặt trị giá hơn 150,000 đô la. Hơn 80 liên doanh đã ra mắt nhờ cuộc thi, và cuộc thi bao trùm các lĩnh vực như:
Chương trình Entrepreneurial Services Provider Program (ESP)/Technology - dành cho các ý tưởng khởi nghiệp tăng trưởng cao
Main Street - dành cho Doanh nghiệp ‘gạch vữa’ (brick and mortar - chỉ các doanh nghiệp truyền thống bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp cho khách hàng, có sự hiện diện thực tế dưới dạng mặt tiền cửa hàng, nhà kho, nhà máy,...) hoặc doanh nghiệp online nhỏ.
Tổ chức phi lợi nhuận - dành cho các tổ chức đủ điều kiện hiện đang phục vụ hoặc dự định mở rộng sang khu vực Greater Dayton
Bất kỳ sinh viên nào cũng được hoan nghênh tham gia vào các chương trình khởi nghiệp thông qua Trung tâm Lãnh đạo Doanh nhân L. William Crotty (L. William Crotty Center for Entrepreneurial Leadership) là hiệp hội khởi nghiệp đầu tiên của quốc gia. Ngoài ra, các sinh viên chuyên ngành Kinh doanh có cơ hội bắt đầu các doanh nghiệp siêu nhỏ của riêng mình - với $5,000 vốn khởi nghiệp.
Học phí: $47,470/năm
Học bổng: tới $20,000/năm (gia hạn 4 năm - tổng giá trị tới $80,000)
Cần làm gì để rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm khi đang theo học tại trường đại học?
Học hỏi kinh nghiệm: đồng nghĩa với việc tận dụng các kỳ thực tập để khám phá những gì bạn thích làm và những gì bạn không thích làm. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Điều đó có thể có nghĩa là khám phá các cơ hội trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đảm nhận các vai trò trong các bộ phận khác nhau tại các công ty để khám phá bản thân mình.
Tìm kiếm cơ hội thực tập với các công ty mới thành lập: là một cách tuyệt vời để tìm hiểu thông tin chi tiết về cách mà một doanh nghiệp mới hoạt động như thế nào.
Xây dựng mối quan hệ với càng nhiều người càng tốt: Đặc biệt, hãy kết nối với các giáo sư hoặc cựu sinh viên thành đạt của chính trường đại học bạn theo học, họ sẵn sàng cho bạn những lời khuyên quý giá về việc học hiệu quả và các hoạt động nên tham gia.
Tham gia càng nhiều sự kiện và tổ chức trong khuôn viên trường càng tốt: Đây là những cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ những người mới, và biết đâu việc mở rộng mạng lưới quan hệ sẽ hỗ trợ bạn phát triển ý tưởng của mình và biến nó thành hiện thực.
Một chìa khóa khác để trở thành một doanh nhân thành công là không ngại yêu cầu sự giúp đỡ: Mạng lưới của bạn càng lớn, bạn càng có cơ hội tìm đến những lời giải đáp cho khó khăn bạn đang gặp phải, hoặc nhận được lời khuyên về hướng đi đúng đắn.